2024 - Q2 | THIỆN ÁC ĐẤU TRANH

Bài Học 4, 20 Tháng 4 — 26 Tháng 4

Đứng Vững Vàng cho Lễ Thật

KINH THÁNH NGHIÊN CỨU: Đa-ni-ên 7:23–25; Khải huyền 12:6,14;
Giu-đe 3, 4; Khải huyền 2:10; Công vụ Các sứ đồ 5:28–32; Ti thiên 19:7-11;1 Giăng 5:11-13.

CÂU GỐC: “Xưa Môi-se treo con rắn lên nơi đồng vắng thể nào, thì Con người cũng phải bị treo lên dường ấy, hầu cho hễ ai tin đến Ngài đều được sự sống đời đời” (Giăng 3:14, 15).

ĐỌC Đa-ni-ên 7:23-25 và Khải huyền 12:6, 14. Những câu này nói về thời kỳ nào ở trong lịch sử?

Khi dân Chúa càng trung thành với Ngài, thì Sa-tan càng căm ghét và tức giận. Ma quỷ luôn tìm cách để xui khiến các thế lực của mình đến tấn công dân sự của Đức Chúa Trời. Đa-ni-ên đã sớm được Chúa soi dẫn để tiên tri về sự bắt bớ dân sự Chúa bởi thế lực giáo hoàng thực hiện, “Ta nhìn xem, cái sừng đó tranh chiến cùng các thánh, và thắng trận,” (Đa-ni-ên 7:21) và “Vua đó sẽ nói những lời phạm đến Đấng Rất Cao, làm hao mòn các thánh của Đấng Rất Cao, và định ý đổi những thời kỳ và luật pháp; các thánh sẽ bị phó trong tay người cho đến một kỳ, những kỳ, và nửa kỳ”(Đani-ên 7:25). Giăng cũng đã nhắc đến thời kỳ này. Giăng cho biết, vào thời điểm đó, Hội thánh thật của Chúa đã ẩn nấp trong sa mạc. Chúa chăm gìn Hội thánh của Ngài tại đó trong vòng “ba năm rưỡi” (Khải huyền 12:14). Khải huyền 12:6 cũng cho biết thêm, “Còn người đàn bà [hội thánh], thì trốn vào đồng vắng, tại đó người đã có một nơi ở mà Đức Chúa Trời đã sửa soạn cho, để nuôi mình trong một ngàn hai trăm sáu mươi ngày”. Chúa đã chăm gìn dân Ngài trong sa mạc ra sao? Ngài “nuôi” họ bằng lẽ thật Kinh Thánh. Chính lẽ thật Kinh Thánh đã giúp cho dân Chúa được mạnh mẽ trong thời kỳ khó khăn kéo dài nhiều năm trong lịch sử khi các giáo hoàng cai quản Hội thánh và chính quyền thời đó.

Tật vậy, Chúa đã sắm sẵn một nơi an toàn cho dân sự Ngài trong thời kỳ tối tăm này. Trong những thời kỳ khốn khó nhất, Chúa luôn sắm sẵn một nơi an toàn cho những tín đồ trung tín của Ngài. Trong những thời kỳ vô cùng khủng khiếp, dân sự Chúa vẫn có chỗ để được bình an trong tình yêu thương thiên thượng. (Đọc Thi thiên 46.)

1,260 năm trong Khải huyền 12:6 và 3 năm rưỡi trong Khải huyền 12:14 đều nói về một thời kỳ trong lịch sử. (Nếu chúng ta tính toán, thì 3 năm rưỡi x 360 ngày = 1,260 ngày). Những sứ điệp đặc biệt về thời gian trong Kinh Thánh thường có liên quan đến các biểu tượng. Trong sách Đa-niên và Khải huyền, một ngày tương đương một năm thực tế. Quy tắc quan trọng về thời gian đặc biệt trong Kinh Tánh được gọi là ‘quy tắc ngày-năm.’ Kinh Thánh nói về quy tắc ngày-năm trong Dân số Ký 14:34 và Ê-xêchi-ên 4:6.

Tời kỳ 1,260 ngày bắt đầu khi người La Mã đuổi người Ostrogoth khỏi Rô-ma vào năm 538. Người Ostrogoth là dân ngoại. Sau khi người La Mã đuổi người Ostrogoth, thời kỳ tối tăm trong lịch sử bắt đầu. Tời kỳ này được gọi là Hắc ám thời đại. Nhiều tín hữu đã chết trong Tời kỳ này vì họ sống theo Kinh Thánh. Sự chết của họ chỉ là một giấc ngủ trước sự phục lâm của Đức Chúa Giê-su. Tời kỳ khó khăn này kéo dài 1,260 năm, cho
đến năm 1798. Năm 1798, tướng quân người Pháp là Berthier đã lật đổ chính quyền của giáo hoàng. 

Kinh Tánh Đa-ni-ên và Khải huyền giúp cho đức tin của chúng ta vững vàng hơn như thế nào? 

 

 

LỜI CẢNH BÁO nào dành cho chúng ta trong Giu-đe 3, 4? Lời cảnh báo này giúp bạn hiểu rõ hơn về những gì mà Hội thánh sẽ phải đối diện trong lịch sử nhân loại này?
 Sách Giu-đe được viết vào những năm trước năm 65 Công Nguyên. Giu-đe viết sách này để gửi cho các tín hữu trung tín. Ông khích lệ họ “Hỡi kẻ rất yêu dấu, vì tôi đã ân cần viết cho anh em về sự cứu rỗi chung của chúng ta, tôi tưởng phải làm điều đó, để khuyên anh em vì đạo mà tranh chiến, là đạo đã truyền cho các thánh một lần đủ rồi” (Giu-đe 1:3). Giu-đe
cảnh báo họ về nguy hiểm mà họ đang phải đối mặt: “Vì có mấy kẻ kia lẻn vào trong vòng chúng ta, là những kẻ bị định đoán phạt từ lâu rồi, kẻ chẳng tin kính đổi ơn Đức Chúa Trời chúng ta ra việc tà ác, chối Đấng Chủ tể và Chúa có một của chúng ta, là Đức Chúa Jêsus Christ” (Giu-đe 1:4). Lời cảnh báo của Giu-đe đã giúp ích cho những tín hữu trong thời kỳ khó khăn đó. Vì thời điểm ấy, có nhiều tà thuyết đã xâm nhập vào Hội thánh. Các
nhà lãnh đạo Hội thánh thời ấy đã tìm cách kết hợp ý kiến của con người với lẽ thật Kinh Thánh.

Trong thời kỳ đầy khó khăn bắt bớ ấy, Đức Chúa Trời có những tín hữu trung tín quyết tâm bảo vệ lẽ thật Kinh Tánh. Chẳng hạn người Waldenses, là một nhóm tín hữu sống trên núi ở châu Âu. Họ tin rằng Chúa Giê-su là Đấng duy nhất có thể gặp Đức Chúa Trời để cầu thay cho họ. Người Waldenses tin nhận Kinh Tánh là nguyên tắc và là tiêu chuẩn tối thượng cho đời sống họ. “Trong mỗi thời đại, có những nhân chứng cho Đức Chúa Trời—những người trung thành giữ vững đức tin nơi Đức Chúa Giê-su, Đấng Trung bảo duy nhất giữa Đức Chúa Trời và loài người. Họ lấy Kinh Tánh làm tiêu chuẩn duy nhất cho đời mình, và giữ ngày Sa- bát thật là ngày thánh.”—Ellen G. White, Tiện Ác Đấu Tranh, tr. 56.
ĐỌC Khải huyền 2:10. Chúa đã hứa ban điều gì cho những người sẵn sàng chết để bảo vệ đức tin của họ?

Đức Chúa Giê-su thực hiện lời hứa này đối với Hội thánh tại Si-miệcnơ. Và Dionysius là một trong những vị thần lớn tại Si-miệc-nơ. Ông là vị thần của rượu và mùa màng. Khi các thầy tế lễ của vị thần này qua đời, họ được đội vương miện trong lễ tang của họ. Trong Khải huyền 2:10, Giăng viết về một vương miện khác: vương miện của sự sống. Đức Chúa Trời sẽ đội Mão triều thiên sự sống cho những tín hữu trung tín của Ngài, chỉ những người đã chiến thắng trong sự tranh chiến với Sa-tan xứng đáng nhận được phần thưởng này.

 Mão triều thiên sự sống chính là sự khích lệ cho lòng can đảm của những tín hữu, họ sẵn sàng chết vì công việc truyền bá Phúc âm. Chúa đã hứa sẽ ban vương miện của sự sống, điều này đã khích lệ những người Waldenses vượt qua muôn vàn thử thách và sẵn sàng hy sinh mạng sống vì đức tin nơi Đức Chúa Trời. Người Waldenses tin chắc rằng họ sẽ được gặp Đức Chúa Giê-su và sống với Ngài cho đến đời đời. Mão triều thiên cũng chính là lời hứa mà Chúa đã ban cho chúng ta. Bạn và tôi có thể đang đối mặt với những khó khăn trắc trở. Nếu chúng ta giữ lòng trung tín với Chúa cho đến cuối cùng thì mão triều thiên, sự sống đời đời là phần thưởng mà Chúa đã sắm sẵn, nó chắc chắn sẽ được ban cho chúng ta.

Điều gì khích lệ bạn trong những lúc khó khăn? Điều gì làm cho bạn hoảng sợ? Trong lòng bạn có những lời hứa nào của Chúa để giúp bạn vượt qua thời điểm thử thách đó? 

 

SO SÁNH Công vụ 5:28-32; Ê-phê-sô 6:10-12; và Khải huyền 3:11. Nguyên tắc quan trọng nào được nhắc đến trong những câu Kinh Thánh này?

Người Waldenses luôn trung tín với Chúa. Họ vâng giữ các điều răn của Ngài. Họ tin Kinh Thánh là tiêu chuẩn tối thượng cho đời sống họ. Người Waldenses thờ phượng Đức Chúa Giê-su, chứ không thờ phượng giáo hoàng. Trong tâm trí của người Waldenses lúc nào cũng nhớ đến những anh hùng đức tin, những người có lòng can đảm trong Tân Ước.

Người Waldenses là một trong những nhóm tín hữu đầu tiên chuyển ngữ Kinh Tánh ra ngôn ngữ riêng của họ. Jean Leger là một người Waldenses đã sao chép bản Kinh Thánh. Leger đã viết một câu chuyện để kể về những kinh nghiệm của mình. Anh ta kể về cách người Waldenses làm việc cùng nhau theo từng nhóm để sao chép thủ công bản dịch Kinh Thánh. Người Waldenses làm việc một cách bí mật. Họ sao chép Kinh
Tánh ở trên núi phía Bắc Italia và phía Nam nước Pháp. Các bậc cha mẹ người Waldenses dạy con cái của họ thuộc lòng nhiều đoạn Kinh Thánh khi chúng còn rất nhỏ. Sau này, khi những đứa trẻ này trưởng thành, sẽ đi khắp châu Âu như các thương nhân. Và chia sẻ lẽ thật trong Kinh Thánh cho những khách hàng của mình. Những người Waldenses trẻ tuổi thì đi học đại học. Khi có cơ hội, những người trẻ tuổi này sẵn sàng chia sẻ lẽ thật
trong Kinh Thánh với các sinh viên khác. Có lúc, họ tặng cho những bạn học của mình các bản dịch Kinh Tánh quý báu mà họ có. Tuy nhiên, có rất nhiều thanh niên người Waldenses đã bị giết vì đã chia sẻ lẽ thật và các bản dịch Kinh Tánh ấy. Người Waldenses không hiểu hết mọi sự giảng dạy trong Kinh Thánh. Nhưng họ chia sẻ những lẽ thật mà họ biết và các
bản dịch của Kinh Tánh cho mọi người mỗi khi họ có cơ hội. Việc chia sẻ và truyền bá phúc âm như vậy đã góp phần giúp lẽ thật được rao truyền và tồn tại qua hàng trăm năm.

Trong sách Châm Ngôn 4:18, Sa-lô-môn nói rằng “Nhưng con đường người công bình giống như sự sáng chiếu rạng, càng sáng thêm lên cho đến giữa trưa”. Làm thế nào chúng ta có thể giống như người Waldenses và để ánh sáng của Chúa Giê-su chiếu sáng cho mọi người trong cộng đồng của chúng ta? 

ĐA-VÍT và GIÊ-RÊ-MI cùng tin điều gì về Kinh Tánh? Đọc Thi
thiên 19:7–11; Ti thiên 119:140; Ti thiên 119:162; và Giê-rê-mi 15:16 để tìm câu trả lời. Những lẽ thật Kinh Tánh này đã làm nền tảng cho công cuộc Cải cách Tin lành như thế nào?  

Công cuộc Cải cách Tin lành diễn ra trong thế kỷ thứ 16 tại châu Âu, các tôi tớ Chúa đã thực hiện những thay đổi lớn đối với Giáo Hội Công giáo. Họ đã từ chối những giảng dạy sai lầm của Giáo hội Công giáo. Những đổi mới mà Chúa đã soi dẫn họ thực hiện đã dẫn đến sự ra đời của các Hội thánh Cải chánh. 

Các nhà lãnh đạo của phong trào Cải Chánh yêu mến Kinh Tánh. Họ nghiên cứu Kinh Tánh vì đó là điều mà họ yêu thích.

Khi nghiên cứu Kinh Tánh, Đức Tánh Linh đã soi dẫn và biến đổi họ. “Bản tính của Wyclife là một lời chứng tỏ tường về giáo dục và quyền phép cải hóa của Kinh Thánh. Nhờ lời Chúa mà đời sống của ông được biến đổi. Sự cố gắng học các lẽ thật vĩ đại do Chúa khải thị đã đem lại sức mới và quyền lực cho các tài năng. Kinh Th ánh mở mang tâm trí, trao dồi kiến thức, phát triển sự phán đoán. Sự học hỏi Kinh thánh sẽ nâng cao tư tưởng, tình cảm và gây cảm hứng hơn tất cả các môn học khác. Kinh Thánh đem lại mục đích, kiên nhẫn, can đảm, và cương quyết; huấn luyện tính tình và thánh hóa tâm hồn. Học Kinh Tánh với lòng sốt sắng và kính cẩn, sẽ đem tâm trí học viên thông công trực tiếp với tâm trí vô hạn của Đức Chúa Trời. Kinh Thánh tạo cho thế gian những nhân vật có tinh thần mạnh mẽ, sáng suốt, cao thượng hơn là những sự huấn luyện hay nhất của triết lý loài người.”—Ellen G. White, Tiện Ác Đấu Tranh, tr. 84, 85.

Phao-lô đã khuyên Ti-mô-thê điều gì về việc chia sẻ lẽ thật Kinh Thánh? Đọc 2 Ti-mô-thê 2:1–3 để tìm câu trả lời.

Trước thời của John Wyclife, Kinh Tánh được dịch sang tiếng Anh còn bị hạn chế. Wyclife đã dành cả cuộc đời của mình để dịch Kinh Tánh sang tiếng Anh với hai lý do. Đầu tiên, Kinh Thánh đã thay đổi cuộc đời của ông. Tứ hai, tấm lòng của Wyclife được đầy dẫy tình yêu thương của Đấng Christ. Vì vậy, ông muốn chia sẻ lời dạy Kinh Tánh cho những người khác.

Sau khi Wyclife qua đời, giáo hoàng đã ra lệnh đào xác ông lên và thiêu xác ông. Sau khi thiêu xong, họ rải tro đó trên một dòng sông. Nước đã cuốn số bụi tro này ra biển. Cũng theo cách đó, lẽ thật Kinh Tánh sẽ được rao giảng tới nhiều nơi hơn qua mục vụ mà Chúa đã thực hiện qua cuộc đời của Wyclife.

ĐỌC Hê-bơ-rơ 2:14, 15. Những tín hữu trung tín trong thời kỳ Trung Cổ đã trải qua những kinh nghiệm nào? Vai trò của họ là gì trong cuộc tranh chiến giữa thiện và ác trên vũ trụ này? 

Điều gì đã khích lệ cho người Waldenses vẫn giữ vững lòng tin mặc dù họ bị tấn công vì đức tin nơi Chúa Giê-su? Điều gì đã khích lệ Huss, Jerome, Tyndale, Latimer và các tôi tớ Chúa khác giữ vững lòng trung tín với Chúa trong thời kỳ Trung Cổ? Nhiều người trong số họ đã bị giết bằng gươm hoặc thiêu sống. Chính đức tin nơi lời hứa của Chúa đã giúp họ mạnh mẽ. Họ vững tin nơi lời hứa của Đấng Christ: “vì ta sống thì các ngươi cũng sẽ sống” (Giăng 14:19). Chúa đã thêm sức cho họ, họ sẵn sàng
chết vì lẽ thật. Các tôi tớ Chúa thời ấy cảm thấy vui mừng và vinh dự vì được chịu khổ và chết vì danh Chúa. Đức tin và lòng can đảm này chính là lời chứng sống động cho những người khác.

Các tôi tớ Chúa trong thời kỳ Trung Cổ không nhìn vào những đau khổ trước mắt, nhưng họ nhìn xa và rộng hơn, đó là những gì mà Chúa đã hứa ban cho họ trong tương lai. Họ biết chắc chắn rằng Đấng Christ đã chiến thắng sự chết, vì Ngài đã sống lại sau khi hy sinh trên thập tự giá. Họ luôn nhớ đến lời hứa của Ngài và nhờ sức Chúa họ đã chiến thắng trước những thử thách đầy cam go.

ĐỌC các lời hứa của Chúa trong Giăng 5:24; Giăng 11:25, 26; và 1 Giăng 5:11–13. Những lời hứa này giúp cho bạn có niềm hy vọng nào? Làm thế nào những lời hứa này giúp chúng ta trong những thời kỳ khó khăn?

John Huss bị giam trong tù suốt nhiều tháng. Nhưng đức tin của ông vẫn mạnh mẽ. Khung cảnh nhà giam lạnh lẽo và ẩm ướt. Nên khi ở đó, ông đã bị sốt và gần như sắp thiệt mạng. Tuy nhiên, “Ân điển Đức Chúa Trời nâng đỡ ông. Trong những tuần lễ đau khổ trước ngày tuyên bố án phạt, ông được sự bình an nội tâm. Ông viết thư cho một người bạn như sau, ‘Tôi viết cho bạn những hàng này từ ngục thất, tay tôi bị xiềng, chờ ngày mai bị án tử hình.… Với sự giúp đỡ của Đấng Christ, khi chúng ta
gặp nhau trong cõi vĩnh phước, bạn sẽ học biết Đức Chúa Trời thương xót đã bày tỏ Ngài với tôi và đã nâng đỡ tôi trong sự cám dỗ và thử thách.”— Bonnechose, quyển 2, tr. 67.

Từ cảnh ngục thất tối tăm, Huss thấy trước lẽ thật sẽ chiến thắng.”—Ellen G. White, Tiện Ác Đấu Tranh, tr. 96.

Lời cảnh báo của Phao-lô thật sự có ý nghĩa đối với chúng ta ngày nay: “Hãy cầm giữ sự làm chứng về điều trông cậy chúng ta chẳng chuyển lay, vì Đấng đã hứa cùng chúng ta là thành tín” (Hê-bơ-rơ 10:23). Những lời hứa của Đức Chúa Trời đã giúp cho dân Ngài mạnh mẽ trong quá khứ. Vì vậy, những lời hứa của Ngài cũng sẽ giúp cho chúng ta mạnh mẽ trong ngày hôm nay.

Vì Đấng Christ mà mất tất cả, có nghĩa là gì? Rốt lại thì, bạn thật sự mất cái gì? (Xem Mác 8:36.) Chúng ta có thể học được những bài học nào từ những người Waldenses và những nhà cải chánh, để có thể đứng vững trong cuộc chiến cuối cùng trên đất?

NGHIÊN CỨU BỔ TÚC:

“Đức Chúa Trời ban sự sáng cho những người được lựa chọn này, bày tỏ cho họ nhiều sự sai lầm của La Mã; nhưng họ không nhận được tất cả sự sáng để rao truyền cho thế gian. Qua những tôi tớ trung thành này, Đức Chúa Trời đã hướng dẫn dân chúng ra khỏi sự tối tăm của La Mã. Nhưng họ sẽ phải gặp nhiều trở ngại lớn, và Ngài dẫn họ từng bước một, tùy theo sức của họ. Họ chưa sẵn sàng để tiếp nhận tất cả ánh sáng cùng một lúc. Lẽ thật giống như ánh sáng rực rỡ của mặt trời ban trưa đối với những người ở trong sự tối tăm lâu ngày, nếu trình bày thì khiến họ bỏ đi. Vì vậy, Ngài khải thị cho các nhà lãnh đạo từng chút ánh sáng một để truyền lại cho dân chúng. Từ thế kỷ này qua thế kỷ nọ, những tôi tớ trung thành khác của Chúa đã theo bước để lo việc dẫn dắt linh hồn tiếp tục đi trên con đường cải chánh.”—Ellen G. White, Tiện Ác Đấu Tranh, tr. 92.

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN

1. Tại sao Chúa ban cho chúng ta sự hiểu biết lẽ thật Kinh Thánh từ hiểu biết ít cho đến hiểu biết nhiều? Sao Chúa không cho chúng ta hiểu hết luôn một lần? Nguyên tắc quan trọng này giúp chúng ta hiểu gì về cách tốt nhất để chia sẻ lẽ thật Kinh Tánh với những người khác?

2. Lẽ thật mới trong Kinh Tánh có liên kết như thế nào với những lẽ thật mà chúng ta đã tin nhận từ trước? Tại sao lẽ thật mới của Kinh Thánh không bao giờ được mâu thuẫn với lẽ thật cũ hoặc những sự dạy dỗ đã được bày tỏ trước đây?

3. Dù bạn có đang sống ở đâu, thì các tư tưởng, thói quen và tín ngưỡng của cộng đồng xung quanh bạn, ở một khía cạnh nào đó sẽ đi ngược lại những giảng dạy trong Kinh Tánh. Có những ý tưởng, tập tục và truyền thống nào trong cộng đồng của bạn? Bạn nghĩ cách tốt nhất để hóa giải vấn đề này là gì? Bạn nghĩ Hội thánh có giải pháp như thế nào? Làm thế nào để chúng ta trở thành những công dân tốt nhưng đồng thời giữ vững đức tin và không chối bỏ bất kỳ lẽ thật Kinh Tánh nào?

4. Bức thư của John Huss trong bài học ngày thứ năm giúp bạn có hướng suy nghĩ mới nào? Bạn thích ý nào nhất trong bức thư đó?

Bài Học 3, 30 Tháng 4 — 19 Tháng 4

Sự Sáng Chiếu Trong Nơi Tối Tăm

KINH THÁNH NGHIÊN CỨU: Giăng 14:6; Công Vụ 20:27–32; Giăng 17:15–17; Châm Ngôn 16:25.

CÂU GỐC: “Đức Chúa Jêsus bèn đáp rằng: Sự sáng còn ở giữa các ngươi ít lâu; hãy đi trong khi các ngươi còn có sự sáng, e rằng sự tối tăm đến thình lình cùng các ngươi chăng; kẻ đi trong nơi tối tăm thì chẳng biết mình đi đâu.” (Giăng 12:35).

CHÚA GIÊ-SU và Sa-tan khác nhau như thế nào? So sánh Giăng 14:6 với Giăng 8:44 để có câu trả lời.

Đức Chúa Giê-su chính là Lẽ Thật. Vì vậy, mọi điều Ngài phán đều là lẽ thật. Chân lý Kinh Tánh đến từ Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời chính là nền tảng cho tất cả những lời dạy dỗ và đức tin của chúng ta.

Sa-tan là kẻ nói dối. Sa-tan là kẻ đã bắt đầu sự nói dối, lừa dối và đem
đến những thông tin sai lệch. Sa-tan sử dụng những điều này để dẫn dụ
người ta đi xa khỏi chân lý Kinh Thánh. Tại vườn Ê-đen, Sa-tan dùng
những lời dối trá để lừa dối Ê-va. Những lời này của Sa-tan khiến Ê-va
hoài nghi Đức Chúa Trời. Sa-tan thuyết phục Ê-va rằng, Đức Chúa Trời
đã nói dối bà. “Rắn bèn nói với người nữ rằng: Hai ngươi chẳng chết đâu”
(Sáng thế Ký 3:4). Sa-tan dùng những lời dối trá của mình, làm sai lệch ý
nghĩa của mọi điều mà Đức Chúa Trời đã phán. Xấu xa hơn nữa, Sa-tan
tìm cách để người khác hiểu lầm, và cho rằng những lời của Đức Chúa Trời
là những lời dối trá. Sa-tan tiếp tục sử dụng những chiêu trò lừa dối tinh
vi này ngày nay. Và làm cho mọi người hoài nghi Kinh Thánh. Sa-tan rao
ra những lời dối trá, như thể nó là chân lý từ Kinh Thánh và thậm chí còn
nói rằng những lời dối trá là đến từ Kinh Thánh.

SO SÁNH Giê-rê-mi 23:23; Giăng 17:17 và Giăng 8:32. Những câu Kinh Thánh này cho chúng ta biết gì về sự khôn ngoan của Kinh Thánh? 

“Sa-tan biết rõ Kinh Tánh chỉ cho người ta phân biệt được sự dối gạt
của hắn và chống lại quyền lực hắn. Chính bởi lời Kinh Thánh mà Đấng
Cứu Tế đã chống lại những cuộc tấn công của hắn. Trước mỗi cuộc tấn
công, Đấng Christ đã dùng lẽ thật làm thuẫn đỡ, và phán, ‘Có lời chép
rằng.’ Ngài lấy lời quyền phép và khôn ngoan của Kinh Thánh mà chống
lại mọi cám dỗ của kẻ thù. Phương tiện duy nhất để Sa-tan lập quyền thế
hắn trên loài người, và để làm vững bền quyền thế giáo hoàng, là hắn phải giữ người ta trong sự ngu dốt về Kinh Thánh. Vì Kinh Thánh tôn vinh
Đức Chúa Trời và đặt con người bất toàn vào đúng địa vị mình; nên lẽ thật Kinh Thánh phải bị che giấu và cấm đoán. Giáo hội La Mã đã áp dụng lý luận đó. Trải qua nhiều thế kỷ, sự phổ biến Kinh Thánh bị ngăn cấm. Dân chúng bị cấm đọc hay có Kinh Thánh trong nhà mình, còn các linh mục và giám mục vô luân thì giải nghĩa Kinh Thánh để bênh vực ý muốn họ. Vì vậy, mà giáo hoàng được hầu hết thế gian nhìn nhận là người thay mặt Đức Chúa Trời trên đất, và được thừa nhận có quyền thế trên hội thánh và quốc gia.”—Ellen G. White, Tiện Ác Đấu Tranh, tr. 47.

Sa-tan đang cố gắng thay đổi lẽ thật trong Kinh Thánh như thế nào?

Trên đường đi đến thành Giê-ru-sa-lem, Phao-lô dừng lại tại thành
Mi-lê. Tại đây, Phao-lô gặp các lãnh đạo Hội thánh tại Ê-phê-sô. Phao-lô
cảnh báo họ về những gì sẽ xảy ra trong tương lai. Phao-lô cảnh báo các
nhà lãnh đạo về hai điều gì? Hãy đọc Công vụ 20:27–32 để tìm câu trả lời.
Phao-lô báo trước cho các lãnh đạo về hai điều sẽ xảy ra sau khi ông sẽ rời họ. Đầu tiên, Phao-lô nói, “Còn tôi biết rằng sau khi tôi đi, sẽ có muông sói dữ tợn xen vào trong vòng anh em, chẳng tiếc bầy đâu” (Công vụ 20:29). Cụm từ “muông sói dữ tợn” là biểu tượng của những người áp bức đức tin của các Cơ Đốc nhân. Không lâu sau khi Phao-lô ra đi, mọi việc diễn ra đúng như ông đã cảnh báo. Vào thế kỷ thứ nhất và thế kỷ thứ hai, người La Mã tấn công các tín hữu vì cớ đức tin của họ. Những tín hữu này từ chối thờ lạy vua La Mã hoặc khuất phục trước các vị thần của La Mã. Người La Mã nhốt những tín hữu trung thành này vào tù hoặc thiêu sống họ.

Thứ hai, Phao-lô cảnh báo các nhà lãnh đạo Hội thánh về mối nguy
hiểm khác. Mối nguy hiểm này sẽ đến từ bên trong Hội thánh. Phao-lô
nói, “lại giữa anh em cũng sẽ có những người nói lời hung ác dấy lên, ráng sức dỗ môn đồ theo họ” (Công vụ 20:30). Có những người sẽ tìm cách để đưa những lời dạy dỗ sai lầm vào trong Hội thánh. Vào thế kỷ thứ tư và thế kỷ thứ năm, các nhà lãnh đạo Hội thánh tiếp nhận những lời dạy dỗ sai trật với lẽ thật Kinh Tánh để có thêm nhiều người gia nhập vào giáo hội. Điều gì đã xảy ra? Hội thánh đã từ chối những lẽ thật quan trọng trong Kinh Thánh.

ĐIỀU GÌ sẽ xảy ra khi Hội thánh chối bỏ lẽ thật trong Kinh Thánh? Hãy đọc 2 Tê-sa-lô-ni-ca 2:7–12 để tìm câu trả lời.

 Hội thánh vào thời của Phao-lô đã bắt đầu chối bỏ lẽ thật trong Kinh
Thánh. Những giáo sư giả đã dạy rằng con người không cần phải tuân theo luật pháp của Chúa. Một số tín hữu mang thần tượng vào nhà thờ và đặt tên chúng theo tên của các sứ đồ. Lãnh đạo Hội thánh nói rằng những bức tượng này giúp những người không theo đạo dễ dàng chấp nhận Cơ Đốc giáo hơn. Tời điểm đó, giáo hội cũng thay thế ngày Sa-bát vào ngày thứ bảy bằng ngày chủ nhật. Chủ nhật là ngày thờ thần mặt trời La Mã. Giáo hội bắt đầu thờ phượng Chúa vào ngày chủ nhật để kỷ niệm sự sống lại của Đức Chúa Giê-su vì Ngài đã phục sinh từ cõi chết. Nhưng Kinh Thánh không ủng hộ cho việc thay đổi ngày Sa-bát thứ bảy thành ngày chủ nhật. Ngày nay, hầu hết các tín hữu vẫn tiếp tục thờ phượng Chúa vào ngày sabát giả này.

Ngày nay, chúng ta nhận thấy những hình thức thỏa hiệp nào vẫn tồn tại trong hội thánh? Quan trọng hơn, bạn có thể đã có những thỏa hiệp nào đó chăng? Có phải đôi khi bạn cũng trộn lẫn lẽ thật với những điều sai lầm?

SO SÁNH Giăng 17:15–17 và Công vụ 20:32. Lời khuyên nào mà Đức
Chúa Giê-su và sứ đồ Phao-lô đã để lại cho chúng ta? Bạn và tôi nên làm gì để bảo vệ bản thân khỏi những lời lẽ đầy dối trá và mưu mẹo của Sa-tan?

Kinh Tánh là Lời của Đức Chúa Trời. Kinh Tánh cho chúng ta hiểu về kế hoạch của Ngài dành cho đời sống của mỗi người. Kinh Thánh không
bao giờ khuyên dạy những gì sai lầm. Vì vậy, chúng ta có thể tin tưởng một cách tuyệt đối vào Kinh Tánh và những lời giảng dạy ở trong đó. Kinh Thánh cũng cho chúng ta biết kế hoạch cứu rỗi. Phao-lô quả quyết, “Cả Kinh thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ
trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình, hầu cho người thuộc về Đức
Chúa Trời được trọn vẹn và sắm sẵn để làm mọi việc lành” (2 Ti-mô-thê
3:16, 17). Cả Kinh Thánh đều được soi dẫn bởi Đức Chúa Trời, chứ không
phải chỉ là một phần nào đó. Chúng ta phải khẳng định rằng toàn bộ Kinh Thánh đến từ Ngài. Nếu chúng ta không quả quyết như vậy, Sa-tan có thể lừa dối bạn và tôi bằng những lời đầy gian dối của Sa-tan.

Kinh Thánh bày tỏ tình yêu thương của Chúa trong sự tranh chiến giữa
thiện và ác trên vũ trụ này. Kinh Thánh cũng chỉ ra những lời đầy dối trá
và mưu chước của Sa-tan. Sa-tan rất ghét Kinh Thánh. Ma quỷ làm mọi
thứ có thể khiến cho đời sống của chúng ta không còn được che chở bởi lẽ thật của Kinh Thánh. 

Nếu thiếu Kinh Thánh, liệu chúng ta có thể hiểu rõ về kế hoạch cứu rỗi
của Chúa? Hoặc chúng ta có thể hiểu bao nhiêu về cuộc đời và sự giảng
dạy của Đức Chúa Giê-su? Tiếu Kinh Tánh, chúng ta có thể hiểu rõ về sự
chết của Chúa Giê-su trên thập tự giá hay không? Và ngay cả sự kiện Chúa Giê-su phục sinh từ cõi chết và sự tái lâm của Ngài?

Kinh Thánh trả lời tường tận tất cả những câu hỏi trên. Kinh Thánh, và
chỉ có Kinh Thánh, là lý do và nền tảng vững chắc cho đức tin và mọi điều
mà chúng ta tin theo.

Vì vậy, chúng ta không nên chấp nhận những lời giảng dạy cho rằng
Kinh Thánh không đến từ Chúa. Nhiều tín hữu tỏ vẻ yêu mến Kinh Thánh
nhưng lại khiến người khác hoài nghi về những sự giảng dạy trong Kinh
Thánh. Những tín hữu này dạy rằng Kinh Tánh đến từ con người, không
phải từ Chúa. Họ nói rằng, “Các vị vua, những người chăn cừu, các ngư
dân, các nhà thơ, các thầy tế lễ và những nhà lãnh đạo tâm linh đã viết
Kinh Thánh. Họ sống cách đây rất lâu. Ý tưởng của họ đã lạc hậu. Vì vậy,
họ thật sự chẳng có điều gì quan trọng để chúng ta áp dụng cho ngày nay.”

Có thật như vậy không?! Kinh Thánh cho biết rằng những người nghĩ
như vậy đã sai lầm. Một điều chắc chắn, đó là Kinh Thánh chứa đựng mọi
lẽ thật quan trọng cho đời sống ngay cả ngày hôm nay!

Kinh Tánh đóng vai trò quan trọng như thế nào trong kế hoạch cứu chuộc của Đức Chúa Trời dành cho chúng ta? Đọc Ti thiên 119:105, 116, 130, 133 và 160 để có câu trả lời. 

Ngay cả tâm trí của chúng ta cũng được Chúa dựng nên. Đức Thánh
Linh hành động trong suy nghĩ của chúng ta. Đức Tánh Linh mời gọi mỗi
người dùng tâm trí của mình để chiêm nghiệm được những điều huyền
nhiệm trong thiên nhiên. Tâm trí mà Chúa đã ban cho chúng ta, có sự sáng tạo và có thể tưởng tượng ra nhiều điều hay và những ý tưởng mới. Là Cơ Đốc nhân, chúng ta không ngừng suy nghĩ khi mình đi đến nhà Chúa. Đồng thời, sự hiểu biết hạn hẹp của con người không thể hiểu hết được lẽ thật Kinh Thánh nếu không có sự trợ giúp của Đức Tánh Linh. Con người không có quyền thêm bất cứ điều gì vào lẽ thật Kinh Tánh. Vì lẽ thật Kinh Thánh đều đến từ Chúa.

SA-TAN lên kế hoạch để lừa dối chúng ta ra sao? Hãy đọc Ê-sai 53:6;
Châm ngôn 16:25 và Các quan xét 21:25 để có câu trả lời.

Kinh Thánh cảnh báo chúng ta về một trong những lời dối trá nguy
hiểm nhất của Sa-tan. Đó là Sa-tan cố gắng thuyết phục, để chúng ta nghĩ mình có thể hiểu được kế hoạch của Chúa cho đời sống của mình, dẫu không có sự soi dẫn của Đức Tánh Linh hay Kinh Thánh. Đối với chúngbta, có thể một ý tưởng, niềm tin hoặc lựa chọn nào đó là đúng. Nhưng trong mắt Chúa, những điều đó có thể là một điều sai lầm.

Mục sư Mark Finley kể: Vài năm trước, vợ tôi và tôi đi leo núi trong một khu rừng, khu rừng này ở gần khách sạn nơi chúng tôi ngủ qua đêm. Chúng tôi đi bộ trong một giờ. Tôi chắc chắn rằng tôi có thể tìm đường
quay trở lại mà không gặp vấn đề gì. Nhưng chẳng bao lâu sau đó, chúng
tôi đã bị lạc trong khu rừng. Mặt trời sắp lặn. Tôi lo sợ những điều nguy
hiểm nhất sẽ xảy ra. Sau đó chúng tôi gặp một số người khác cũng đang đi bộ, và họ biết đường về. Vợ tôi và tôi đã đi lạc ít nhất là năm dặm cách xa con đường lẽ ra phải theo! Những người này dẫn chúng tôi đến một con đường nơi họ đậu xe. Họ chở chúng tôi trở về khách sạn. Chúng tôi được quay về an toàn vì đã tìm thấy người biết đường về nhà.

Chúa cũng biết một con đường để dẫn chúng ta đến nơi bình an, Ngài
không để chúng ta một mình trong hành trình đến thiên đàng. Đức Thánh Linh chỉ cho chúng ta con đường ấy trong Kinh Tánh. Tiếu Kinh Thánh, chúng ta không thể nào phân biệt đúng và sai, thiện và ác. Khi bất kỳ ai nói rằng lẽ thật Kinh Thánh là sai, chúng ta biết chắc chắn rằng họ không nói đúng. Những tư tưởng sai lầm đó của họ không bao giờ đem lại sự bình an. Nhưng chúng ta có thể tin tưởng vào những lời giảng dạy phù hợp với lẽ thật Kinh Tánh. Chúng ta phải để Kinh Tánh trở thành tiêu chuẩn tối thượng cho lẽ thật và mọi việc lành của mình. 

Tại sao chúng ta cần sự giúp đỡ của Đức Tánh Linh để hiểu được lẽ thật Kinh Tánh? Đồng thời, làm thế nào để tâm trí chúng ta có thể hiểu được Lời của Ngài? Hãy xem lại sứ điệp đặc biệt về thời gian được nhắc đến trong sách Đa-ni-ên đoạn 2. Sứ điệp đặc biệt này kể về những điều sẽ xảy ra, từ thời Ba-by-lôn cho đến tương lai. Làm thế nào sứ điệp đặc biệt về thời gian này giúp cho tâm trí chúng ta hiểu rằng mình có thể tin tưởng một cách tuyệt đối vào Kinh Thánh? 

 

ĐỌC 2 Cô-rinh-tô 4:3–6. Ở câu 4, Phao-lô nói,“cho những kẻ chẳng
tin mà chúa đời nầy đã làm mù lòng họ, hầu cho họ không trông thấy sự vinh hiển chói lói của Tin lành Đấng Christ, là ảnh tượng của Đức Chúa Trời”. Ý của Phao-lô là gì khi nói rằng Sa-tan làm cho lòng người ta bị mù? Làm thế nào những người này có thể nhận biết lẽ thật?

Từ “lòng” trong 2 Cô-rinh-tô 4:4 xuất phát từ tiếng Hy Lạp “noema.”
“Noema” có nghĩa là đang ám chỉ đến suy nghĩ hoặc sự hiểu biết của chúng ta. Sách diễn giải Kinh Thánh của Giáo Hội Cơ Đốc Phục Lâm giải thích 2 Cô-rinh-tô 4:4: “Sự tranh chiến giữa Đức Chúa Giê-su và Sa-tan là sự tranh chiến có liên quan đến tâm trí hay là tấm lòng của con người. (Xin đọc Rô-ma 7:23, 25; Rô-ma 12:2; 2 Cô-rinh-tô 3:14; 2 Cô-rinh-tô 11:3; Phi-líp 2:5; Phi-líp 4:7, 8). Sa-tan muốn lòng của chúng ta bị ‘mù quáng’. Nói cách khác, ma quỷ không muốn con người tìm hiểu lẽ thật Kinh Thánh. Làm thế nào Sa-tan làm cho lòng chúng ta bị mù? Sa-tan khiến chúng ta ham mê ăn uống, bận rộn với cuộc sống đến mức không có thời gian để học Kinh Thánh. Sa-tan cũng làm cho lòng chúng ta trở nên kiêu ngạo để chúng ta chỉ muốn tôn mình lên thay vì quy vinh hiển cho Chúa. Lúc đó, chúng ta nghĩ rằng mình không cần Chúa nữa.”—Te SDA Bible Commentary.

Những người được nhắc đến trong 2 Cô-rinh-tô 4:4 đã đi lạc hướng.
Họ mù quáng. Tại sao lại như vậy? Liệu có phải vì họ không khôn ngoan?
Tất nhiên là không! Họ mù quáng và không có sự hiểu biết bởi vì họ đã từ chối tiếp nhận lẽ thật Kinh Thánh. Nhiều người trong số những người bị lạc hướng này đã có cơ hội để hiểu lẽ thật Kinh Thánh. Nhưng họ đã không chịu tin nhận. Sa-tan đã che mắt họ. Vương quốc của Sa-tan là một nơi không có ánh sáng, chỉ có bóng tối. Sách diễn giải Kinh Thánh có giải thích thêm, “Phúc âm là điều duy nhất giúp chúng ta ‘nhìn thấy’ những mưu chước đầy hiểm độc của Sa-tan. Phúc âm giúp chúng ta thoát khỏi những lời dối trá của Sa-tan về lẽ thật Kinh Thánh.”—Te SDA Bible Commentary, Tập 6, tr. 854. Tân Ước bày tỏ đời sống, sự chết và sự phục sinh của Đức Chúa Giê-su. Sự phục sinh chính là lẽ thật về sự sống lại của Đức Chúa Giê-su từ trong quyền lực của sự chết. Cả Kinh Thánh đều nhấn mạnh về Đức Chúa Giê-su (Giăng 5:39).

ĐỌC Giăng 1:4, 5, 9 và 14. Những câu này nói cho chúng ta biết gì về
Đức Chúa Giê-su? Lưu ý Giăng 1:14.

Đối với những Cơ Đốc nhân đầu tiên, Đức Chúa Giê-su chính là ánh sáng của họ. Ngài là Đấng cứu rỗi cho dân sự. Ngài biến đổi đời sống của họ. Chính Phúc âm đã bảo vệ họ khỏi những thủ đoạn và lời dối trá của Sa-tan. Đức Chúa Giê-su luôn có những người trung tín bảo vệ lẽ thật Kinh Thánh. Trong những năm đầu của Hội thánh, tình yêu thương, lòng thương xót và lẽ thật của Đức Chúa Giê-su lan tỏa như ánh sáng chiếu rọi vào bóng đêm. 

 

NGHIÊN CỨU BỔ TÚC:

“Trong mọi thời đại, tinh thần ghen ghét và chống đối cùng lẽ thật vẫn hành động trong những kẻ thù nghịch Đức Chúa Trời; còn Ngài vẫn đòi hỏi các tôi tớ mình phải tỉnh thức và trung tín. Những lời Đấng Christ phán cùng các môn đồ đầu tiên vẫn còn áp dụng cho các tín đồ trong ngày cuối cùng, ‘Điều mà ta nói cùng các ngươi, ta cũng nói cho mọi người: Hãy tỉnh thức!’ (Mác 13:37).”—Ellen G. White, Tiện Ác Đấu Tranh, tr. 52.

Sa-tan không ngừng nỗ lực trong việc khiến cho mọi người nghi ngờ
về lẽ thật của Kinh Tánh. Một trong những cách mà Sa-tan có thể dùng
để làm suy yếu đức tin của chúng ta vào Kinh Tánh đó là sử dụng khoa
học. Một cách khác mà Sa-tan làm suy yếu đức tin của chúng ta vào Kinh
Tánh đó là khiến những người chuyên nghiên cứu về Kinh Tánh dạy dỗ
những ý tưởng sai lầm. Nếu chúng ta chấp nhận những ý tưởng này, chúng
sẽ làm suy yếu đức tin của chúng ta vào Kinh Tánh. Chẳng hạn một giả
thuyết sai lầm như sau. Sách Đa-ni-ên được viết hơn 500 năm trước khi
Đức Chúa Giê-su giáng trần. Nhưng nhiều người nghiên cứu Kinh Tánh
nói rằng Sách Đa-ni-ên chỉ được viết vào khoảng 150 năm trước khi Ngài
giáng trần. Nếu Đa-ni-ên viết Kinh Tánh 500 năm trước, thì mọi điều đã
xảy ra trong tương lai đều đúng. Điều đó có nghĩa là Đa-ni-ên thực sự là
một sứ giả đặc biệt từ Chúa. Và theo quan điểm của những người nghiên
cứu Kinh Tánh thì điều đó không thể xảy ra. Vì vậy, họ nói rằng Sách Đani-ên không được viết vào thời điểm đã được nói trên. Nhưng phải được
viết nhiều trăm năm sau. Tật đáng buồn, lời nói dối về lẽ thật Kinh Tánh
này chỉ là một trong số rất nhiều lời nói dối, mà những người nghiên cứu
Kinh Tánh dạy dỗ. Hơn nữa, nhiều người đã chấp nhận lời nói dối này,
vì họ tin tưởng những người nghiên cứu Kinh Tánh. Không có gì bất ngờ
khi Phao-lô đã cảnh báo chúng ta, ‘hãy xem xét mọi việc, điều chi lành thì
giữ lấy’ (1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:21).

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN

1. Ngày nay, Sa-tan đang làm gì để khiến chúng ta nghi ngờ Kinh Thánh?

2. Cách tốt nhất để bảo vệ chúng ta khỏi sự hiểu lầm Kinh Thánh là gì?

3. Trong sự tranh chiến giữa thiện và ác trên vũ trụ này, Sa-tan muốn
mọi người tin rằng Chúa là độc ác và tàn nhẫn. Sa-tan dùng cách
nào để lừa dối mọi người tin vào sự dối trá này? Chúa đáp trả lại sự
dối trá này của Sa-tan như thế nào? 

4. Phi-e-rơ nói rằng không ai “lấy ý riêng” để giải nghĩa được Kinh Thánh (2 Phi-e-rơ 1:20). Vì vậy, chúng ta không được sửa đổi Kinh Thánh để chiều theo những gì chúng ta muốn. Làm thế nào chúng ta bảo vệ bản thân khỏi tội lỗi này? 

Bài Học 2, 30 Tháng 4 — 12 Tháng 4

Sự Tranh Chiến Này Thật Sự Là Về Điều Gì?

KINH THÁNH NGHIÊN CỨU: Lu-ca 19:41–44; Ma-thi-ơ 23:37, 38; Thi thiên 46:1; Ê-sai 41:10; Công vụ Các sứ đồ 2:41; Mác 2:44–47; Giăng 13:35; 1 Giăng 4:21.

CÂU GỐC: Đừng sợ, vì ta ở với ngươi; chớ kinh khiếp, vì ta là Đức Chúa Trời ngươi! Ta sẽ bổ sức cho ngươi; phải, ta sẽ giúp đỡ ngươi, lấy tay hữu công bình ta mà nâng đỡ ngươi” (Ê-sai 41:10).

Từ trên núi Ô-li-ve. Ngài có thể nhìn thấy cả thành Giê-ru-sa-lem. Ngài cảm thấy đau thương ở trong lòng. Tại sao vậy? Giăng cho chúng ta biết: “Ngài đã đến trong xứ mình, song dân mình chẳng hề nhận lấy” (Giăng 1:11). Chúa Giê-su đã làm mọi việc, để giúp đỡ dân Ngài tránh khỏi những hoạn nạn đang đến gần. Thành phố yêu dấu của họ, là Giê-ru-sa-lem, sẽ bị hủy phá.

Đức Chúa Giê-su yêu thương dân sự Ngài. Bởi tình yêu thúc giục ở trong lòng, Ngài đã yêu cầu họ từ bỏ tội lỗi và chấp nhận lòng thương xót của Ngài.

ĐỌC Lu-ca 19:41–44; Ma-thi-ơ 23:37, 38; và Giăng 5:40. Những câu Kinh Thánh cho bạn biết gì về những suy nghĩ và tâm trạng trong tâm hồn của Chúa Giê-su? Chúa cảm thấy thế nào khi dân sự của Ngài khước từ lời mời gọi tha thiết đầy lòng thương xót và sự tha thứ của Ngài? Những câu Kinh Thánh này cho chúng ta biết gì về bản tính của Chúa Giê-su?

Nhiều người đặt câu hỏi, nếu Chúa là một Đấng yêu thương, tại sao Ngài lại để cho thành Giê-ru-sa-lem bị phá hủy? Tướng quân La Mã Titus đã chỉ huy quân đội của mình tấn công thành Giê-ru-sa-lem. Hàng nghìn người đã thiệt mạng trong cuộc chiến này. Giê-ru-sa-lem cuối cùng đã bị phá hủy. Những người lính La Mã giết rất nhiều đàn ông, phụ nữ và trẻ em. Chúa ở đâu khi dân Ngài chịu đựng nhiều nỗi thống khổ như vậy?

Câu trả lời thật đơn giản, nhưng không phải dễ dàng để có thể thấu hiểu. Chúa Giê-su cảm thấy đau đớn ở trong lòng. Ngài đã than khóc rất nhiều. Trước đây, Chúa Giê-su đã nhiều lần cố gắng để làm tan chảy lòng dạ cứng cỏi của dân Ngài. Nhưng họ đã chống nghịch lại tình yêu của Ngài trong suốt hàng trăm năm. Nên bây giờ, dân Ngài đã đánh mất đi sự bảo vệ và ân huệ yêu thương của Ngài. Chúa không thể lúc nào cũng phải ngăn chặn những điều xấu xảy ra, khi chúng ta cố tình đưa ra những quyết định sai lầm. Ngài cho phép chúng ta chịu đựng hậu quả của những quyết định sai lầm. Chúa không phải là người đứng sau những hành động giết chóc những trẻ em vô tội của quân đội La Mã ở thành Giê-ru-sa-lem vào thời điểm thành bị phá hủy. Nhưng chính Sa-tan là kẻ phải chịu trách nhiệm về những sự giết chóc đó.

Sa-tan muốn chiến tranh. Muốn cho lòng người đầy dẫy lòng tranh cạnh. Kế hoạch của Sa-tan là lừa dối và tiêu diệt chúng ta, sau đó đổ tội cho Chúa vì những hành động đầy gian ác và xấu xa mà chính Sa-tan đã gây ra trên thế gian này.

Đức Chúa Giê-su đã phán dặn dân Ngài phải làm gì để họ thoát khỏi thảm họa sắp đến? Đọc Ma-thi-ơ 24:15–20 để tìm câu trả lời.

Chúa muốn cứu dân sự của Ngài, càng nhiều người được cứu thì càng tốt. Vì vậy, Ngài đã phán dặn dân Ngài phải rời khỏi thành phố khi họ thấy quân đội La Mã tiến đến.

Hãy suy nghĩ câu sau đây: Chúng ta không xét đoán bản tính của Đức Chúa Trời bởi những sự việc mà chúng ta thấy chung quanh mình, tốt hơn, chúng ta kiểm điểm lại những sự kiện mà chúng ta thấy qua bản tính yêu thương của Ngài như Kinh Thánh đã bày tỏ. Tại sao đây là lời khuyên rất hữu ích?

Chúa biết trước mọi sự sẽ xảy ra trong tương lai. Qua những sự kiện xảy ra ngay trước khi người La Mã đến phá hủy thành Giê-ru-sa-lem, cho chúng ta bằng chứng rõ ràng về sự biết trước tương lai của Ngài, lòng thương xót và tình yêu vô điều kiện của Ngài. Cestius Gallus, là một tướng quân La Mã, dẫn quân đội của mình bao vây Giê-ru-sa-lem trước khi tấn công. Nhưng sau đó quân đội La Mã đã quyết định rút lui khỏi thành. Quân đội Do Thái nắm bắt thời cơ truy đuổi quân đội La Mã và giành chiến thắng lớn.

Vào thời điểm này, những Cơ Đốc nhân ở Giê-ru-sa-lem tìm cách chạy khỏi thành này. Họ chạy đến Pella, một thành ở vùng Perea, bên kia sông Giô-đanh. “Dấu hiệu Chúa hứa đã được ban cho các Cơ Đốc nhân đang chờ đợi, và đây là cơ hội để thoát nạn cho mọi người, tất cả những ai muốn vâng theo lời cảnh báo của Đấng Cứu Thế. Sự việc biến chuyển khiến không người Giu-đa hay người La Mã nào ngăn cản các Cơ Đốc nhân chạy trốn.”—Ellen G. White, Thiện Ác Đấu Tranh, tr. 29.

ĐỌC Thi-thiên 46:1 và Ê-sai 41:10. Những câu Kinh Thánh này cho chúng ta biết gì về sự chăm gìn đầy yêu thương của Chúa?

Chúa là Đấng kiểm soát mọi điều xảy ra trên trời và dưới đất. Ngài có quyền sai khiến muôn loài vạn vật làm theo kế hoạch của Ngài, như Ngài đã hứa trong Kinh Thánh. Đôi khi, Chúa thay đổi kế hoạch ban đầu của Ngài do những lựa chọn mà chúng ta đã quyết định. Nhưng bạn và tôi có thể chắc chắn rằng, kế hoạch của Chúa dành cho chúng ta chắc chắn sẽ thành hiện thực. Chúng ta có thể phải trải qua những thời kỳ khó khăn. Người khác có thể làm tổn thương, hoặc tấn công bạn và tôi vì đức tin của chúng ta. Thậm chí có thể bị cầm tù. Có thể bị giết vì đức tin của mình. Trong những thời kỳ tồi tệ nhất, Chúa vẫn tiếp tục bảo vệ hội thánh của Ngài và đảm bảo an toàn cho dân Ngài.

ĐỌC Hê-bơ-rơ 11:35–38 và Khải huyền 2:10. Những câu Kinh Thánh này cho chúng ta biết gì về sự tranh chiến chống lại Sa-tan? Những câu Kinh Thánh này giúp chúng ta hiểu rõ ý tưởng rằng Chúa giữ an toàn cho dân Ngài như thế nào? Nếu Chúa giữ an toàn cho dân Ngài, tại sao Ngài để cho bạn và tôi đôi khi phải chịu khổ hoặc chết vì đức tin của mình?

“Những nỗ lực của Sa-tan để hủy diệt hội thánh bởi bạo lực đều vô ích. Cuộc tranh chiến vĩ đại, mà các môn đồ của Đức Chúa Giê-su đã bỏ mạng sống, không chấm dứt khi những người trung tín ấy ngã gục. Dường như thất bại, nhưng họ đã chiến thắng. Những tôi tớ của Đức Chúa Trời đã bị giết, nhưng công việc của Ngài vẫn vững vàng tiến tới.”—Ellen G. White, Thiện Ác Đấu Tranh, tr. 38.

Những người viết Kinh Thánh đã trải qua nhiều khó khăn. Nhưng họ đã viết về tình yêu của Chúa. Làm thế nào chúng ta có thể hiểu rõ về tình yêu thương này?

Hội thánh của Chúa phát triển nhanh chóng. Hàng ngàn người đã dâng hiến đời sống của họ cho Chúa Giê-su, và dự phần vào công việc của Hội thánh Ngài.

ĐỌC Công vụ 2:41, 4:4, 31, 5:42, 8:1–8. Những câu Kinh Thánh này cho chúng ta biết gì về sự tấn công của Sa-tan đối với Hội thánh thời Tân Ước? Dầu vậy, tại sao Hội thánh của Chúa vẫn ngày càng phát triển nhanh chóng?

Dân sự Chúa bị ngăn cấm trong việc rao giảng về tình yêu thương của Chúa Giê-su (Công vụ 4:17). Họ bị đưa vào tù (Công vụ 5:17, 18). Bị tra tấn vì đức tin của mình (Công vụ 8:1); và thậm chí còn bị giết vì đức tin của họ (Công vụ 7:59; 12:2). Đức Thánh Linh đã ban cho dân sự Chúa sức mạnh và lòng dũng cảm. Họ can đảm rao báo tin lành rằng Chúa Giê-su đã sống lại từ cõi chết. Và Hội thánh đã phát triển ở Giu-đa, Ga-li-lê và Sa-ma-ri (Công vụ 9:31).

Lòng của các Cơ Đốc nhân đầy dẫy đức tin nơi Chúa. Đâu là động lực giúp họ có sự can đảm đến như vậy? Đó là, họ chỉ tập trung vào Chúa Giê-su, là Đấng đã sống lại từ cõi chết. Sự tập trung ấy đã thay đổi cuộc đời của họ mãi mãi. Đức Chúa Giê-su ban cho dân sự Ngài một mục đích sống cao cả. Ngài cũng đã trao cho họ mệnh lệnh quan trọng của Ngài (Mác 16:15). Và ban cho họ lời hứa này: “Nhưng khi Đức Thánh Linh giáng trên các ngươi, thì các ngươi sẽ nhận lấy quyền phép, và làm chứng về ta tại thành Giê-ru-sa-lem, cả xứ Giu-đê, xứ Sa-ma-ri, cho đến cùng trái đất”(Công vụ 1:8).

Các môn đồ của Chúa Giê-su đã rao truyền phúc âm khắp mọi nơi (Cô-lô-se 1:23). Trong mười hai môn đệ của Chúa Giê-su thì Giăng là người hy sinh sau cùng. Ông mất vào cuối thế kỷ thứ nhất. Sau Giăng, những Cơ Đốc nhân khác tiếp tục rao báo Tin lành về sự sống lại của Chúa Giê-su. Pliny đã viết một bức thư có nhắc đến các Cơ Đốc nhân thời đó. Pliny là thống đốc vùng Bithynia, trên bờ biển phía bắc của Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại. Vào năm 110 Công Nguyên, Pliny đã viết thư cho Hoàng đế Trajan, khoảng 80 năm sau khi Chúa Giê-su hy sinh trên thập giá. Pliny nói, “Các Cơ Đốc nhân, cả nam lẫn nữ, giàu và nghèo, đều bị tấn công vì đức tin của họ. Sự tấn công này sẽ tiếp tục. Cơ Đốc giáo giống như một bệnh dịch. Đang lan tràn khắp ngõ ngách của các thành phố và xóm làng.”—Henry Bettenson, Documents of the Christian Church (New York: Oxford University Press, 2011), tr. 4.

Sa-tan đã tấn công Hội thánh của Chúa. Nhưng nhà của Chúa vẫn phát triển nhanh chóng.

Chúng ta có thể học được điều gì từ Hội Thánh trong thời kỳ Tân Ước để chúng ta có thể áp dụng trong thời kỳ cuối cùng?

Hội thánh trong thời kỳ Tân Ước phát triển, bởi vì các Cơ Đốc nhân thời đó đã rao giảng và sống theo Phúc âm. Họ đã làm theo những công việc mà Chúa Giê-su đã làm, khi Ngài còn sống trên đất này. “Đức Chúa Jêsus đi khắp xứ Gali-lê, dạy dỗ trong các nhà hội, giảng tin lành của nước Đức Chúa Trời, và chữa lành mọi thứ tật bịnh trong dân” (Ma-thi-ơ 4:23). Ngài luôn hết mực quan tâm đến mọi người trong cộng đồng. Hội thánh trong thời kỳ Tân Ước, cũng rất quan tâm đến mọi người. Nhà Chúa được phát triển, bởi vì các tín hữu là những người có tấm lòng rộng rãi. Các tín hữu sẵn sàng giúp đỡ những người khó khăn. Họ chia sẻ Phúc âm với mọi người ở khắp mọi nơi. Các tín hữu đã thực hiện những điều này bằng cả tấm lòng của họ, và nhờ ơn Chúa, họ đã giúp cho đời sống của nhiều người được thay đổi và làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

ĐỌC Công vụ 2:44–47, 3:6–9, 6:1–7. Chúng ta có thể học được nguyên tắc quan trọng nào từ những câu Kinh Thánh này, về việc trở thành một Cơ Đốc nhân chân chính?

Các Cơ Đốc nhân trong thời Tân Ước noi theo gương của Đức Chúa Giê-su. Phi-e-rơ cho biết công việc của Chúa Giê-su, “thể nào Đức Chúa Trời đã xức cho Đức Chúa Jêsus ở Na-xa-rét bằng Đức Thánh Linh và quyền phép, rồi Ngài đi từ nơi nọ qua chỗ kia làm phước và chữa lành hết thảy những người bị ma quỉ ức hiếp; vì Đức Chúa Trời ở cùng Ngài” (Công vụ 10:38). Và Hội thánh cũng giống như thân thể của Ngài trên đất này. Hội thánh đầu tiên đã thể hiện tình yêu thương của Chúa Giê-su đối với những người bị tổn thương và đổ vỡ. Những Cơ Đốc nhân của Hội thánh đầu tiên này, là những tấm gương điển hình về tình yêu thương của Chúa Giê-su.

Trong sự tranh chiến giữa thiện và ác trên vũ trụ này, Sa-tan không muốn cho lòng của chúng ta cảm nhận được bất kỳ tình yêu thương nào từ Đức Chúa Trời. Nhưng phúc âm về sự hy sinh của Chúa Giê-su chính là nguồn an ủi và khích lệ để chúng ta được biến đổi tận trong lòng. Ngài muốn chữa lành tâm hồn và thể xác của mọi người, và làm cho chúng ta được trọn vẹn. Ngài muốn chữa lành trí thể linh, đem lại sự đổi mới cho tâm hồn của dân sự Ngài. Trong Giăng 10:10, Chúa cho chúng ta biết kế hoạch của Ngài cho mỗi người: “Kẻ trộm chỉ đến để cướp giết và hủy diệt; còn ta đã đến, hầu cho chiên được sự sống, và được sự sống dư dật”.

Lời của Đức Chúa Giê-su trong Ma-thi-ơ 24 và Lu-ca 21 cho chúng ta biết rằng những điều khủng khiếp sẽ xảy ra ngay trước khi Ngài tái lâm. Vì vậy, hơn bao giờ hết, con người cần một cái chạm, đụng của Chúa Giê-su. Khi Ngài chạm vào chúng ta bằng lòng thương xót, bằng sự chữa lành, thì chúng ta mới có thể chạm vào tấm lòng của những người khác và giúp cho họ hiểu được lòng thương xót của Ngài, để họ có thể trở nên toàn vẹn. Chúa Giê-su sai chúng ta đến với cộng đồng để cảm động tấm lòng của mọi người bằng tình yêu thương của Ngài. Cơ Đốc nhân trong Tân Ước đã yêu thương lẫn nhau theo cách này và họ yêu thương cả những người trong cộng đồng của họ.

Hội thánh đóng vai trò nào trong việc hợp tác với Đấng Christ để chứng minh các cáo buộc của Sa-tan là sai?

ĐỌC Giăng 13:35 và 1 Giăng 4:21. Những câu Kinh Thánh này dạy chúng ta điều gì về ý nghĩa của việc trở thành một Cơ Đốc nhân chân chính?

Hội thánh đầu tiên là một hội thánh đầy tình yêu thương. Một trong những người lãnh đạo của Hội thánh đầu tiên có tên là Tertullian. Ông đã viết về tình yêu thương của Hội thánh thời đó như sau: “Nhiều người ghét chúng tôi vì những việc tốt chúng tôi đã làm. Những người này trêu chọc chúng tôi và nói, ‘Coi kìa, những Cơ Đốc nhân đó yêu thương nhau đến thế!’ ”— “Chapter 39,” in Apology, trans. S. Thelwall, https://www.logoslibrary.org/tertullian/ apology/39.html (accessed October 10,2022).

Hội thánh bày tỏ về tình yêu thương của Chúa một cách đặc biệt, vào năm 160 Công Nguyên (CN) và năm 260 CN. Trong những thời điểm này, một căn bệnh khủng khiếp làm nhiều người bị bệnh. Các tín hữu đã tình nguyện chăm sóc cho những người bị bệnh và sắp qua đời. Bệnh tật đã giết chết hàng nghìn người. Ở một số làng và thị trấn, gần như mọi người đều mắc bệnh và chết. Tinh thần dấn thân phục vụ của các tín hữu đã giúp cho đời sống của nhiều người được biến đổi. Hàng triệu người trong Đế chế La Mã đã trở thành Cơ Đốc nhân trong những thời điểm dịch bệnh này. Các tín hữu đã thể hiện tình yêu thương của Chúa Giê-su đối với những người bệnh. Hội thánh sẵn sàng chăm sóc những người bị bệnh khi không có ai dám đứng ra để giúp đỡ họ.

Rodney Stark đã viết một cuốn sách về những Cơ Đốc nhân chăm sóc cho những người bị nhiễm bệnh vào năm 160 CN và năm 260 CN. Cuốn sách của Stark giúp chúng ta hiểu được những gì đã xảy ra trong thời điểm khó khăn đó một cách rõ ràng và sinh động. Stark giải thích phương cách mà cộng đồng Cơ Đốc giáo đã đóng vai trò như các bác sĩ, y tá trong suốt thời kỳ bệnh dịch. Những tín hữu này chăm sóc và thỏa đáp các nhu cầu cơ bản của người bệnh. Stark viết, “Trong thời kỳ dịch bệnh bùng phát lần thứ hai, vào khoảng năm 260 CN, nhiều Cơ Đốc nhân địa phương đã hy sinh trong quá trình chăm sóc cho những người bệnh.”

“Rất nhiều tín hữu sẵn sàng bày tỏ tình yêu thương và lòng trung tín của họ. Họ không màn đến lợi ích của chính họ. Nhưng chỉ nghĩ đến việc giúp đỡ những người đang gặp khó khăn. Các tín hữu không sợ nguy hiểm. Họ chăm sóc và đáp ứng mọi nhu cầu của người bệnh. Họ thỏa đáp nhu cầu của người bệnh theo cách mà Chúa Giê-su đã chăm sóc cho những người bệnh. Rất nhiều tín hữu lúc đó đã mắc bệnh và qua đời. Nhưng họ đã chấp nhận chịu đau khổ và bệnh tật với một tâm trạng vui vẻ.”—The Rise of Christianity (Princeton, NJ: Princeton University Press, 1996), tr. 82.

Câu chuyện về tình yêu thương của những tín hữu này dạy chúng ta điều gì? Làm thế nào bạn và tôi học cách hy sinh để chúng ta cũng có được tinh thần phục vụ tương tự như vậy?

 

NGHIÊN CỨU BỔ TÚC:

“Những nỗ lực của Sa-tan để hủy diệt hội thánh bởi bạo lực đều vô ích. Cuộc tranh chiến vĩ đại, mà các môn đồ của Đức Chúa Giê-su đã bỏ mạng sống, không chấm dứt khi những người trung tín ấy ngã gục. Dường như thất bại, nhưng họ đã chiến thắng. Những tôi tớ của Đức Chúa Trời đã bị giết, nhưng công việc của Ngài vẫn vững vàng tiến tới, phúc âm của Ngài vẫn được truyền ra, và số người tin theo càng ngày càng gia tăng. Sứ điệp của Chúa được truyền đạt cho tới những miền mà con diều hâu La Mã không tới được. Một tín đồ có nói với người cai trị ngoại đạo, ‘Các ông có thể giết chúng tôi, tra tấn chúng tôi, lên án chúng tôi.… Sự bất công của các ông chứng tỏ sự vô tội của chúng tôi. .…Sự tàn ác của các ông chẳng ích chi, nó chỉ thêm sức mạnh cho tôn giáo chúng tôi, hễ các ông càng bắt bớ chúng tôi, thì số người theo đạo càng tăng thêm lên: vì huyết của những người tử vì đạo là hột giống của tin lành.”—Tertullian, Apology, đoạn 50.”—Ellen G. White, Thiện Ác Đấu Tranh,tr. 38.

“Việc Đức Chúa Trời cho phép kẻ ác bắt bớ những người công bình khiến những người yếu đức tin bối rối. Có những người bị cám dỗ bỏ lòng trông cậy nơi Đức Chúa Trời, vì Ngài cho kẻ ác được thịnh vượng, và để những người tốt nhất và trong sạch nhất phải đau khổ và bị hành hạ dưới quyền chuyên chế của chúng. Họ hỏi, ‘Sao một Đấng công bình và thương xót, có quyền phép vô cùng mà có thể dung thứ sự bất công, sự hà hiếp như thế được?’ Chúng ta chớ nên nghĩ đến câu hỏi ấy. Đức Chúa Trời đã cho chúng ta những bằng chứng đầy đủ về tình yêu thương của Ngài. Nếu chúng ta không hiểu được đường lối Ngài, đó không phải là cớ để nghi ngờ lòng nhân từ của Ngài.”—Ellen G. White, Thiện Ác Đấu Tranh, tr. 43.

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN

1. Việc chịu khổ vì đức tin dạy chúng ta điều gì? Tại sao bạn nghĩ rằng đôi khi Đức Chúa Trời cho phép dân sự Ngài phải chịu đựng sự đau khổ?

2. Nếu một người bạn hỏi bạn câu hỏi này: “Khi tôi đang chịu khổ, Đức Chúa Trời ở đâu? Nếu Ngài yêu thương tôi, tại sao tôi lại gặp nhiều rắc rối? ” Bạn sẽ trả lời người bạn của mình như thế nào?

3. Làm thế nào để Hội thánh địa phương của bạn trở thành một trung tâm chăm sóc, giúp đỡ những người khác? Hãy nêu ra cách mà Hội thánh của bạn, có thể áp dụng được những điều mà bạn học từ bài học trong tuần này, để giúp đỡ mọi người.

Bài Học 1, 30 Tháng 3 — 5 Tháng 4

Trận Chiến Phía Sau Tất Cả Các Cuộc Chiến

KINH THÁNH NGHIÊN CỨU: Khải huyền 12:7–9, 12:4; Sáng thế Ký 3:1–3; Ê-xê-chi-ên 28:12-17; Ê-sai 14:12-14; Giăng 17:24-26..

CÂU GỐC: “Bấy giờ có một cuộc chiến đấu trên trời: Mi-chen và các sứ người tranh chiến cùng con rồng, rồng cũng cùng các sứ mình tranh chiến lại; song chúng nó không thắng, và chẳng còn thấy nơi chúng nó ở trên trời nữa” (Khải huyền 12:7, 8)..


ĐỌC Khải huyền 12:7–9. Những câu Kinh Thánh này cho chúng ta biết tội lỗi đã bắt đầu như thế nào? Trước khi Lu-xi-phe phạm tội, thiên đàng có sự tự do chọn lựa không? Khi Lu-xi-phe phản nghịch, Chúa đã làm gì? Chúa đã chọn không làm điều gì? Tại sao Chúa không tiêu diệt Lu-xi-phe ngay lúc đó?

Khải huyền 12:7–9 bày tỏ sự tranh chiến giữa thiện và ác. Lu-xi-phe và các thiên sứ sa ngã tranh chiến nghịch cùng Đức Chúa Giê-su. Cuối cùng, Chúa đã đuổi Lu-xi-phe và các thiên sứ sa ngã ra khỏi thiên đàng. Thiên đàng có thật sự là một nơi hoàn hảo? Vậy tại sao sự tranh chiến lại bắt đầu từ thiên đàng? Có thể nào một Đức Chúa Trời yêu thương lại dựng nên một thiên sứ tội lỗi? Có phải Lu-xi-phe đã được dựng nên nhưng còn một số khuyết điểm nên đã phản nghịch chống lại Chúa?

SO SÁNH Ê-sai 14:12–14 với Ê-xê-chi-ên 28:12–15.Những câu Kinh Thánh này giúp chúng ta hiểu gì về Lu-xi-phe? Điều gì đã xảy ra trong lòng và tâm trí của Lu-xi-phe đến nỗi Lu-xi-phe muốn chiến đấu chống nghịch lại Chúa?

Kinh Thánh cho biết nguồn gốc của tội lỗi. Chúa không tạo ra ma quỷ. Nhưng Ngài đã dựng nên một thiên sứ hoàn hảo tên là Lu-xi-phe, xinh đẹp và vô cùng lộng lẫy. Chúa cũng ban cho Lu-xi-phe quyền tự do lựa chọn. Vì đây chính là một phần quan trọng trong nước thiên đàng. Chúa chỉ đón nhận tình yêu thương của chúng ta. Chúa không bao giờ ép buộc bất kỳ ai phải phục vụ hoặc yêu mến Ngài. Chúng ta không thể lý giải vì sao, một vị thiên sứ hoàn hảo lại để cho lòng kiêu hãnh và sự ghen tị chế ngự lòng của mình. Tội lỗi đã ấp ủ trong Lu-xi-phe và lớn dần cho đến khi Lu-xi-phe muốn chống nghịch lại Đức Chúa Trời là Đấng đã tạo ra mình.

Lu-xi-phe đã phạm tội vì muốn được người khác thờ lạy mình. Chỉ có Đức Chúa Trời mới là Đấng xứng đáng để chúng ta thờ phượng. Lu-xi-phe lôi kéo và khiến cho nhiều thiên sứ nghi ngờ Chúa và nghi ngại chính luật pháp của Ngài. Sau đó, Lu-xi-phe tìm cách giành lấy ngai của Đức Chúa Trời.

Đức Chúa Trời đã nhịn nhục Lu-xi-phe vô cùng. Nhưng Ngài không để Lu-xi-phe phá hoại sự bình yên trong thiên đàng với những lời dối trá cùng với sự phản nghịch. “Hội đồng thiên đàng nhóm lại khuyên bảo Lu-xi-phe. Con Đức Chúa Trời bày tỏ cho hắn biết sự cao trọng, nhân từ, công bình của Đấng Tạo hóa, bản chất thánh khiết và không thay đổi của luật pháp Ngài. Chính Đức Chúa Trời đã lập trật tự trên thiên đàng; Lu-xi-phe xây bỏ luật pháp Chúa, nên làm ô danh Ngài và chuốc lấy sự hủy hoại cho mình. Nhưng sự cảnh cáo, được ban ra với tình yêu và lòng thương xót vô tận, chỉ gợi lên tinh thần phản nghịch.”—Ellen G. White, Thiện Ác Đấu Tranh, tr. 436.

Qua phương cách giải quyết nan đề tội lỗi bằng tình yêu thương đó của Chúa, bạn hiểu thêm gì về Đức Chúa Trời?


Thật khó để có thể lý giải tại sao một thiên sứ được dựng nên một cách trọn vẹn, lại để cho lòng kiêu ngạo và sự ghen tị chế ngự và áp đảo ở trong lòng. Chính lòng kiêu ngạo đó, đã khiến Lu-xi-phe phản nghịch Đức Chúa Trời. Và tìm cách đổ tội cho Đức Chúa Trời. Kiện cáo rằng Đức Chúa Trời không công bằng. Những lời nói dối của Lu-xi-phe, đã làm cho một phần ba thiên sứ trên trời có sự nghi ngờ về Đức Chúa Trời.

ĐỌC Khải huyền 12:4. Đoạn Kinh Thánh này cho chúng ta biết gì về Lu-xi-phe và những lời dối trá của một thiên sứ sa ngã? Lu-xi-phe có phải là một kẻ nói dối khéo léo không? Lời dối trá ấy đã lừa đảo bao nhiêu thiên sứ?

Khi sự tranh chiến bắt đầu trên thiên đàng, các thiên sứ cần phải quyết định: Liệu họ nên theo Chúa Giê-su hay là theo Lu-xi-phe? Sự tranh chiến trên thiên đàng này xoay quanh điều gì? Nó có phải là một sự tranh chiến bằng phép lạ và vũ khí? Hay là sự tranh chiến này chỉ diễn ra bằng ý tưởng và lời nói? Hay là các thiên sứ đã sử dụng cả vũ khí và lời nói trong cuộc chiến này? Chúng ta không thể nào biết được. Nhưng điều quan trọng mà bạn và tôi biết rõ, đó là Chúa đã đuổi Sa-tan khỏi thiên đàng “Con rồng lớn đó bị quăng xuống, tức là con rắn xưa, gọi là ma quỉ và Sa-tan, dỗ dành cả thiên hạ; nó đã bị quăng xuống đất, các sứ nó cũng bị quăng xuống với nó” (Khải huyền 12:9). “Song chúng nó không thắng, và chẳng còn thấy nơi chúng nó ở trên trời nữa” (Khải huyền 12:8). Vì Chúa đã đuổi Sa-tan và các thiên sứ sa ngã ra khỏi thiên đàng, chúng ta có thể thấy rằng sự tranh chiến này, là sự tranh chiến thật sự đã xảy ra trên thiên đàng.

Một điều mà chúng ta có thể khẳng định một cách chắc chắn về cuộc chiến trên thiên đàng. Đó là mỗi thiên sứ cần phải làm sự quyết định, một là bước theo Chúa Giê-su, hai là phản nghịch Ngài. Những thiên sứ trung tín đã quyết định bước theo Chúa Giê-su, và làm theo những mạng lệnh đầy yêu thương của Ngài. Nhưng 1/3 các thiên sứ trên trời đã nghe theo Lu-xi-phe. Những thiên sứ này đã phản bội Chúa. Hậu quả là họ đã bị đuổi khỏi thiên đàng. Trong thời kỳ cuối cùng của lịch sử thế gian này, chúng ta cũng phải làm sự quyết định, một là bước theo Chúa Giê-su, hai là phản nghịch Ngài. Chúng ta cũng phải có sự lựa chọn đứng về phía: Chúa Giê-su hay Lu-xi-phe.

ĐỌC Sáng thế Ký 2:15–17; Xuất Ê-díp-tô Ký 32:26; Giô-suê 24:15; 1 Các vua 18:20, 21; và Khải huyền 22:17. Những câu Kinh Thánh này dạy chúng ta điều quan trọng gì?

Chúa dựng nên chúng ta và cho chúng ta có quyền tự do suy nghĩ và lựa chọn. Do đó con người có thể lựa chọn giữa đúng và sai. Chúa cho chúng ta có quyền lựa chọn đồng nghĩa rằng con người không giống như những người máy. Chúng ta được tạo nên theo hình ảnh của Đức Chúa Trời, khác với loài vật, Chúa ban cho chúng ta khả năng chọn lựa theo đạo đức và sống theo nguyên tắc thiêng liêng. Từ khi Lu-xi-phe phản loạn trên thiên đàng, Chúa mời gọi dân sự Ngài yêu mến Ngài và tuân giữ luật pháp của Ngài. Chúa muốn chúng ta lựa chọn phụng sự Ngài.

Sự tranh chiến trên thiên đàng dạy chúng ta điều gì về sự tranh chiến của cá nhân chúng ta với điều ác? Nếu Sa-tan đã lừa gạt các thiên sứ thánh và họ đã tin vào những lời dối trá đó, thì ma quỷ sẽ càng có thể lừa gạt những kẻ có tội như chúng ta đúng không?


Khi dựng nên thế giới này, Đức Chúa Trời đã dựng nên một thế giới hoàn hảo. Kinh Thánh bày tỏ rằng: “Đức Chúa Trời thấy các việc Ngài đã làm thật rất tốt lành. Vậy, có buổi chiều và buổi mai; ấy là ngày thứ sáu” (Sáng thế Ký 1:31). Một thế giới hoàn toàn không có tội lỗi hoặc điều ác. Đức Chúa Trời cũng ban cho A-đam và Ê-va quyền tự do lựa chọn mà Ngài đã ban cho Lu-xi-phe. Đức Chúa Trời không muốn có những người máy trên thế gian này, cũng như Ngài không muốn có những người máy trên thiên đàng!

Chúa trồng một cây ở giữa Vườn Ê-đen. Ngài đặt tên cho cây này là “cây biết điều thiện và điều ác” (Sáng thế Ký 2:17). Chúa phán dặn A-đam và Ê-va không được ăn trái của cây này. Chúa cho cho A-đam và Ê-va biết rằng họ thật sự có quyền tự do lựa chọn.

Sa-tan phục sẵn tại cây này. Khi Ê-va lại gần, Sa-tan dùng lời dối trá để dụ dỗ bà ăn trái của cây này: “Rắn bèn nói với người nữ rằng: Hai ngươi chẳng chết đâu; nhưng Đức Chúa Trời biết rằng hễ ngày nào hai ngươi ăn trái cây đó, mắt mình mở ra, sẽ như Đức Chúa Trời, biết điều thiện và điều ác.” (Sáng thế Ký 3:4, 5). Sa-tan dụ dỗ Ê-va rằng, nếu ăn trái của cây đó thì bà sẽ trở nên rất khôn ngoan. Điều này đã làm cho bà cảm thấy tò mò và muốn chiếm hữu những điều trước mắt hơn bao giờ hết. Sa-tan nói dối với Ê-va rằng, Đức Chúa Trời còn có những điều tốt đẹp hơn mà chưa cho bà biết. Vì vậy, bà nên hái trái cấm đó và ăn lấy.

Khi Ê-va, và sau đó là A-đam, quyết định ăn trái cấm, họ đã mở một “cánh cửa” mà Đức Chúa Trời vốn muốn nó được đóng mãi mãi. Cánh cửa đó là gì? Đó chính là cánh cửa dẫn đến tội lỗi, đau khổ, đau thương, bệnh tật và chết chóc.

ĐỌC Sáng thế Ký 3:1–3; Rô-ma 3:23 và Rô-ma 5:12. Những câu Kinh Thánh này cùng lúc cho chúng ta biết về điều gì? Tội lỗi đã gây ra hậu quả như thế nào cho nhân loại?

Tội lỗi chính là sự chống nghịch lại Đức Chúa Trời. Tội lỗi chia cắt mối quan hệ vô cùng gần gũi giữa chúng ta với Đức Chúa Trời. Ngài chính là sự sống. Do đó, khi xa cách Đức Chúa Trời, chúng ta phải đối diện với sự chết. Ngoài ra, tội lỗi là nguyên nhân gây ra nhiều nỗi lo âu, khổ đau, bệnh tật và dịch bệnh. Chúng ta đang sống trong một thế gian đầy tội lỗi, đó là lý do tại sao chúng ta phải luôn chịu đựng sự đau khổ xảy ra trong đời sống này.

Đọc Sáng thế Ký 3:15; Lê vi Ký 5:5, 6; và Giăng 1:29. Đức Chúa Trời đã ban cho A-đam và Ê-va lời hứa gì tại Vườn Ê-đen sau khi họ phạm tội? Lời hứa này đem lại hy vọng cho họ như thế nào? Ngài đã làm gì cho A-đam và Ê-va sau khi họ phạm tội? Hành động này đã giúp họ hiểu về cách Đức Chúa Trời giải quyết vấn đề tội lỗi ra sao?


Sau khi A-đam và Ê-va phạm tội, Chúa đã lệnh cho họ phải rời khỏi vườn. Kể từ lúc đó, đời sống của họ đầy dẫy gian khổ và phải lao động vất vả. Phải chăng họ chỉ có thể chịu đựng khổ đau và cuối cùng đi đến sự chết mà không có hi vọng sao? Liệu cái chết có phải là điều kết thúc mọi thứ?

Đức Chúa Giê-su ban cho A-đam và Ê-va một lời hứa. Chúng ta có thể thấy trong Sáng thế Ký 3:15. Chúa phán với Sa-tan, là con rắn rằng, “Ta sẽ làm cho mầy cùng người nữ, dòng dõi mầy cùng dòng dõi người nữ nghịch thù nhau. Người sẽ giày đạp đầu mầy, còn mầy sẽ cắn gót chân người” (Sáng thế Ký 3:15).

Có lẽ A-đam và Ê-va không hiểu rõ hết ý nghĩa của lời hứa này. Nhưng họ biết rằng Chúa ban cho họ niềm hy vọng. Bởi “dòng dõi người nữ”, bằng cách nào đó, họ sẽ được cứu rỗi.

Con của người phụ nữ đó, rất rõ ràng, đó là Đức Chúa Giê-su Christ (Ga-la-ti 3:16). Tại thập giá, Sa-tan đã tấn công Đức Chúa Giê-su, giống như con rắn cắn gót chân người. Nhưng Đức Chúa Giê-su đã chiến thắng. Sự chiến thắng của Ngài trên thập tự giá chính là sự bảo đảm. Rằng Chúa sẽ tiêu diệt Sa-tan mãi mãi, như lời tiên tri Ngài sẽ giày đạp đầu của con rắn. Lúc đó, “cánh cửa” của sự đau khổ mà A-đam và Ê-va đã mở ra sẽ được đóng lại mãi mãi.

ĐỌC Hê-bơ-rơ 2:9, Ga-la-ti 3:13 và 2 Cô-rinh-tô 5:21. Những câu này cho chúng ta biết gì về sự hy sinh của Đức Chúa Giê-su trên cây thập giá?

Bạn có bao giờ tự hỏi, liệu Chúa có thực sự yêu bạn không? Hãy nhìn vào thập giá! Nhìn vào mão gai! Nhìn vào những vết đinh nơi tay và chân của Chúa Giê-su! Mỗi giọt máu chảy ra từ cơ thể Ngài, là lời mà Chúa muốn nói với chúng ta: “Ta yêu thương con. Ta muốn con được dự phần vào nước thiên đàng. Đúng, con đã phạm tội. Con đã bước theo Sa-tan, từng là kẻ thù của ta. Và con không thể có được sự sống vĩnh cửu bằng những việc lành của mình. Nhưng Ta đã trả một giá đắc để đón con trở về.” Bạn và tôi sẽ không bao giờ phải nghi ngờ, liệu Chúa có yêu chúng ta không, khi mà bạn và tôi luôn hướng nhìn vào thập tự giá và bước theo Ngài.

Kinh Thánh bày tỏ rằng Đức Chúa Giê-su đã đến trần gian này để trở thành người như chúng ta. Ngài đã nếm trải mọi đau khổ giống như chúng ta. Ngài cũng cảm thấy đau buồn. Lòng Ngài cũng quặn đau. Chúa hiểu hết những khó khăn của chúng ta. Ngài đã chiến thắng thế lực của Sa-tan bởi đời sống của Ngài, và tình yêu thương được bày tỏ trên cây thập giá. Ngài đã chết thay cho mỗi người trong chúng ta.

Hãy suy gẫm điều này: Kinh Thánh cho biết rằng Chúa Giê-su đã tạo dựng mọi thứ (đọc Giăng 1:3). Và chính Ngài đã rời bỏ thiên đàng và đến trần gian. Chịu đựng những khổ đau mà đáng lý chúng ta phải chịu (đọc Ê-sai 53:1–5). Tại sao? Bởi vì Ngài yêu thương bạn và tôi, Ngài yêu mỗi người chúng ta. Tình yêu của Ngài chính là lý do chính đáng nhất để bạn và tôi có niềm hy vọng!

Tại thập giá, Đấng Christ đã trả lời những cáo buộc của Sa-tan như thế nào? Dưới ánh sáng của cuộc chiến khốc liệt giữa thiện và ác, sự chết của Ngài đã làm trọn điều gì?


Đức Chúa Giê-su đã giúp chúng ta chiến thắng tội lỗi trên thập tự giá. Ngài đã chiến thắng, nên ngay cả ở thiên đàng Ngài cũng có thể giúp đỡ cho bạn và tôi trong sự cầu thay, Ngài là Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm của chúng ta. Chúa Giê-su ban mọi điều để chúng ta được cứu rỗi, để bạn và tôi có thể đến thiên đàng và sống với Ngài cho đến đời đời.

ĐỌC Kinh Thánh sách Hê-bơ-rơ 4:15, 16 và Hê-bơ-rơ 7:25. Những lời này đem lại hy vọng gì cho chúng ta giữa đời sống có quá nhiều sự khó khăn, bệnh tật và chết chóc này?

Đức Chúa Giê-su bị “thử thách trong mọi việc cũng như chúng ta, song chẳng phạm tội” (Hê-bơ-rơ 4:15). Vì vậy, “chúng ta hãy vững lòng đến gần ngôi ơn phước, hầu cho được thương xót và tìm được ơn để giúp chúng ta trong thì giờ có cần dùng” (Hê-bơ-rơ 4:16).

Ngài đã đánh đổi mạng sống của chính Ngài để cứu chúng ta. Chúa Giê-su đã chuộc chúng ta bằng chính huyết của Ngài. Đúng lý chúng ta phải là người hứng chịu sự rủa sả khủng khiếp của tội lỗi, nhưng Ngài đã gánh thay hết cho chúng ta. Khi bạn và tôi tin nhận ân điển cứu rỗi của Ngài, chúng ta sẽ được sống ở trong Ngài. Chúa Giê-su cũng sẽ ngự ở trong lòng của bạn và tôi. Ngài sẽ không trừng phạt vì những lỗi lầm chúng ta đã phạm trong quá khứ. Chúa Giê-su cất bỏ mọi sự vi phạm. Ngài cầu xin Chúa Cha thêm sức cho chúng ta để vượt qua sức mạnh của tội lỗi. Chúa Giê-su chiến thắng quyền lực của tội lỗi đang chế ngự chúng ta trong cuộc sống này. Ngài giúp bạn và tôi có được sự tự do.

ĐỌC Giăng 17:24–26. Trong sự tranh chiến giữa thiện và ác trên vũ trụ này, Chúa Giê-su mong muốn điều gì nhất?

“Khi sự hy sinh vĩ đại hoàn thành, Đấng Christ thăng thiên, nhưng Ngài từ chối sự tôn thờ của các thiên sứ cho đến khi đã đệ trình cùng Đức Chúa Cha lời cầu xin này.’ Cha ôi, Con muốn Con ở đâu thì những kẻ Cha đã giao cho Con cũng ở đó với Con’ (Giăng 17:24). Với một giọng đầy quyền phép và yêu thương không tả nỗi, Đức Chúa Cha từ ngôi Ngài trả lời rằng, ‘Mọi thiên sứ của Đức Chúa Trời phải thờ lạy Con’ (Hê-bơ-rơ 1:6). Đức Chúa Giê-su vô tội, không tì vít. Sự hạ mình của Ngài đã xong, sự hy sinh của Ngài đã trọn, Ngài nhận lấy danh cao quý hơn tất cả mọi danh.”—Ellen G. White, Thiện Ác Đấu Tranh, tr. 442.

Hơn bất cứ điều gì khác, Chúa Giê-su muốn chúng ta được dự phần vào nước thiên đàng. Bạn có nhu cầu đặc biệt trong cuộc sống của mình không? Hãy cầu xin Chúa Giê-su. Bạn cảm thấy buồn bã? Ngài sẽ làm bạn cảm thấy vui hơn. Bạn sợ hãi? Ngài sẽ ban cho bạn sự bình an. Bạn có tội lỗi? Ngài sẽ tha thứ cho bạn. Bạn cảm thấy yếu đuối? Ngài sẽ thêm sức để bạn được mạnh mẽ.”

Bạn nghĩ tại sao Đấng Christ đã hy sinh chính Ngài cho bạn? Điều gì khiến chúng ta có giá trị lớn lao như vậy đối với Ngài?

NGHIÊN CỨU BỔ TÚC:

“Trục xuất Sa-tan khỏi thiên đàng, Đức Chúa Trời bày tỏ sự công bình của Ngài và bảo tồn vinh dự ngôi Ngài. Nhưng khi loài người phạm tội vì sự lừa dối của Sa-tan, Đức Chúa Trời bày tỏ bằng chứng về tình thương của Ngài, là ban Con Một của Ngài để chết chuộc tội cho nhân loại sa ngã. Bản tính Đức Chúa Trời được bày tỏ qua chương trình cứu chuộc. Thập tự giá chứng minh cho cả vũ trụ thấy đường lối Lu-xi-phe đã lựa chọn, và hắn không thể đổ lỗi cho chính phủ Đức Chúa Trời về sự bội nghịch của hắn.”—Ellen G. White, Thiện Ác Đấu Tranh, tr 441.

“Thập tự giá ở núi Sọ, trong khi tuyên bố luật pháp là bất di bất dịch, cũng rao truyền cho cả vũ trụ biết rằng tiền công của tội lỗi là sự chết. Tiếng kêu của Đấng Cứu Thế khi hấp hối, ‘Mọi việc đã trọn,’ là tiếng chuông báo tử cho Sa-tan. Cuộc đấu tranh vĩ đại diễn tiến từ lâu, ngay lúc đó được quyết định rồi, và sự tận diệt cuối cùng của tội ác là chắc chắn. Con Đức Chúa Trời đã xuống mồ mả, ‘hầu cho Ngài bởi sự chết mình mà phá diệt kẻ cầm quyền sự chết, là ma quỷ’ Hê-bơ-rơ 2:14.”—Ellen G. White, Thiện Ác Đấu Tranh, tr. 444.

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN

1. Đức Chúa Trời biết rằng Lu-xi-phe sẽ chống lại Ngài. Vậy tại sao Chúa lại ban cho Lu-xi-phe quyền tự do lựa chọn? Hoặc khi Lu-xi-phe phản nghịch Đức Chúa Trời, tại sao Ngài không tiêu diệt Lu-xi-phe ngay lập tức? Điều gì sẽ xảy ra nếu Chúa tiêu diệt Lu-xi-phe ngay lập tức? Bạn nghĩ các thiên sứ thánh và những kẻ sống trên các hành tinh khác sẽ nghĩ gì về một Đức Chúa Trời sẵn sàng tiêu diệt Lu-xi-phe sau sự tranh chiến trên thiên đàng? Cư dân trên các hành tinh khác rất quan tâm đến kế hoạch cứu rỗi của Đức Chúa Trời dành cho chúng ta (1 Phi-e-rơ 1:12; Khải huyền 5:13; và Khải huyền 16:7). Vai trò của cư dân trên các hành tinh khác trong sự tranh chiến giữa thiện và ác là gì? Và vai trò đó của họ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự tranh chiến này như thế nào?

2. Tại sao Đấng Christ phải chết trên thập giá? Có phải điều đó chỉ để bày tỏ bản tính của Đức Chúa Trời? Sự chết của Đấng Christ có phải là giá trả cho tội lỗi không? Nếu đúng như vậy, giá chuộc đó trả cho ai? Chia sẻ những suy nghĩ của bạn và dựa theo Kinh Thánh đưa ra những lý do cho điều này.

3. Ý nghĩa thật sự của sự tranh chiến giữa thiện và ác trên vũ trụ này là gì? Chúng ta đã học được gì về sự tranh chiến trong tuần này? Bạn học được những bài học gì cho cuộc sống của bạn từ những nghiên cứu trong tuần này?

4. Những câu Kinh Thánh nào đề cập đến sự tranh chiến giữa thiện và ác trên vũ trụ này? (Gợi ý: xin đọc Gióp 1; Gióp 2; và Ê-phê-sô 6:12.)

5. Sự hiểu biết của giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm khác với những giáo phái Cơ Đốc khác như thế nào? Điều gì trong chủ đề thiện ác đấu tranh này khiến cho tín hữu Cơ Đốc Phục Lâm trở nên khác biệt?